"Enzyme là một phần của tất cả quá trình trao đổi chất, không có enzyme sẽ không có sự sống." - đây là một quan điểm của một vị tiến sĩ về vai trò của Enzyme. Vậy bạn đã biết gì Enzyme? Tác dụng của Enzyme là gì? Hãy cùng DLC Care tìm hiểu cụ thể hơn qua bài viết này để có thể hiểu về biết thêm về vai trò của Enzyme nhé.
Enzyme (còn được gọi thông thường là men) là tên gọi chung cho các chất xúc tác sinh học có thành phần cơ bản là protein, được tạo thành từ các tế bào sinh vật. Trong cơ thể con người, động vật và cả thực vật, hay bất cứ nơi nào tồn tại sự sống thì đều tồn tại enzyme.
Enzyme tham gia vào tất cả các hoạt động thiết yếu để duy trì sự sống như tổng hợp, phân giải, vận chuyển chất, đào thải độc, cung cấp năng lượng….
Cơ thể người có thể tạo ra hai loại enzyme chính là loại enzyme tiêu hóa và enzyme chuyển hóa. Các loại enzyme tiêu hóa hóa được tiết ra trong tuyến nước bọt, dạ dày, tuyến tụy và ruột non giúp cơ thể tiêu hóa thực phẩm. Trong khi đó, các loại enzyme chuyển hóa lại được sản sinh trong các tế bào, giúp cơ thể tổng hợp năng lượng và sử dụng năng lượng. Những năng lượng này có vai trò đặc biệt quan trọng, là yếu tố giúp con người có khả năng hít thở, suy nghĩ, di chuyển…
- Enzyme chuyển hóa: sản sinh trong các tế bào. Các loại enzyme chuyển hóa sẽ giúp cơ thể tổng hợp năng lượng và sử dụng năng lượng. Những năng lượng này rất quan trọng cho cơ thể vì chúng sẽ giúp chúng ta suy nghĩ, hít thở, chuyển động…
- Enzyme tiêu hóa: tiết ra trong tuyến nước bọt, dạ dày, tuyến tụy và ruột non. Các loại enzyme tiêu hóa do trong bộ máy tiêu hóa sinh ra nhằm giúp cơ thể tiêu hóa thực phẩm. Enzymes tiêu hóa ( bao gồm 5 enzymes Protease, Amylase, Lactase, Cellulase, Lipase).
- Enzyme thực phẩm: là những enzyme có trong thực phẩm tươi sống được đưa vào cơ thể qua thức ăn còn gọi là enzyme hữu cơ. Chúng giúp enzyme tiêu hóa phá vỡ thức ăn. Enzyme này thường cần đến sự kết hợp của các vitamin và khoáng chất và trở thành các co-enzym để đảm bảo cho hoạt động đúng chức năng của chúng.
Xem thêm: Tác dụng của tỏi đen là gì?
Đa số enzyme có dạng hình cầu (dạng hạt), khối lượng phân tử lớn có thể thay đổi rất rộng từ 12.000 dalton đến 1.000.000 dalton hoặc lớn hơn.
Enzyme tan trong nước và khi tan sẽ tạo ra thành dung dịch keo. Enzyme cũng tan trong dung dịch muối loãng, glycerin và các dung môi hữu cơ có cực khác. Enzyme không bền vầ rất dễ bị biến tính dưới tác dụng của nhiệt độ cao. Khi bị biến tính, enzyme sẽ mất khả năng xúc tác.
Enzyme được chia thành 2 phần: phần protein (còn được gọi là apoenzyme) và phần không phải protein (còn được gọi là coenzyme), trong đó coenzyme trực tiếp tham gia phản ứng xúc tác, giữ vai trò quyết định kiểu phản ứng và enzyme xúc tác và làm tăng độ bền của apoenzyme đối với các yếu tố gây biến tính.
Apoenzyme có tác dụng nâng cao hoạt tính xúc tác của coenzyme và quyết định tính đặc hiệu của enzyme.
- Enzym có bản chất là protein nên có tất cả thuộc tính lý hóa của protein. Đa số enzym có dạng hình cầu và không đi qua màng bán thấm do có kích thước lớn.
- Tan trong nước và các dung môi hữu cơ phân cực khác, không tan trong ete và các dung môi không phân cực.
- Không bền dưới tác dụng của nhiệt độ, nhiệt độ cao thì enzym bị biến tính. Môt trường axít hay bazơ cũng làm enzym mất khả năng hoạt động.
- Enzym có tính lưỡng tính: tùy pH của môi trường mà tồn tại ở các dạng: cation, anion hay trung hòa điện.
- Enzym chia làm hai nhóm: enzym một cấu tử (chỉ chứa protein) như pepsin, amylase… và các enzym hai cấu tử (trong phân tử còn có nhóm không phải protein). Trong phân tử enzym hai cấu tử có hai phần:
Xem thêm: Công dụng tuyệt vời mà gạo lứt mang lại
- Tác dụng phân giải: Enzyme giúp chuyển hóa tất cả các chất dinh dưỡng từ thức ăn và nước uống một cách hợp lý và cân bằng để nâng cao sức khỏe và ngăn ngừa được rất nhiều loại bệnh.
- Làm sạch máu: Đào thải những chất độc ra bên ngoài bằng đường mồ hôi và tiểu tiện.Cân bằng cholesterol trong máu.
- Tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn giúp diệt khuẩn. Phục hồi tế bào làm lành vết thương cực nhanh.
- Bảo vệ hệ tiêu hóa: Hỗ trợ chức năng gan bài độc, giải độc. Phát triển vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Thúc đẩy tiêu hóa.
- Tăng cường sức đề kháng: Bảo vệ tế bào và thúc đẩy quá trình trao đổi chất của tế bào, giúp tế bào trong cơ thể sản sinh phát triển một cách khoẻ mạnh.
Tiến sĩ Edward Howell, người tiên phong trong việc nghiên cứu enzyme cho rằng con người chỉ có một số lượng men tiêu hóa giới hạn và chất lượng cuộc sống của chúng ta sau này ra sao phụ thuộc vào việc chúng ta đã bảo quản nguồn tài nguyên đó như thế nào.
Theo đó, ông cho rằng nếu chúng ta ăn những thực phẩm đã bị mất gần hết enzyme thì cơ thể phải làm việc nhiều hơn để sản xuất ra enzyme bù lại để hỗ trợ cho hệ tiêu hóa tiến hành đồng hóa chất trong thực phẩm đó. Quá trình sản xuất enzyme liên quan chặt chẽ đến quá trình tiêu hóa và nó tiêu tốn một lượng năng lượng lớn.
Khi tiêu thụ thức ăn thiếu enzim, các enzim trong cơ thể sẽ phải hoạt động hết công suất. Các mô như não, tim, phổi, thận, gan và cơ sẽ không nhận đủ lượng enzyme chúng cần để hoạt động bình thường. Theo tiến sĩ Howell, thiếu hụt enzyme chuyển hóa là nguyên nhân chính dẫn đến phần lớn chứng bệnh như bệnh tim mạch, bệnh ung thư, tiểu đường và các bệnh mãn tính khác.
Hi vọng qua bài viết trên, DLC Care đã giúp bạn hiểu hơn về tác dụng của Enzyme cũng như giúp bạn có những thông tin hữu ích.