0933.63.67.61
Tin tức

Những bệnh đường tiêu hóa thường gặp là gì?

Đăng ngày 13/02/2021

13
Th02
Những bệnh đường tiêu hóa thường gặp là gì?

Hiện nay do cuộc sống quá bon chen, bận rộn; chúng ta phải mưu sinh kiếm tiền và rất nhiều công việc nên nhiều khi không có thời gian chăm sóc bản thân. Cũng từ đó, khi nhiều người có dấu hiệu mắc bệnh đường tiêu hóa nhưng chính bạn cũng không thể biết được lý do cũng như nhận biết được biểu hiện của chúng. Chính vì thế hãy để DLC Care giúp bạn hiểu hơn về những bệnh lý thường gặp của đường tiêu hóa là gì nhé.

Những nguyên nhân dẫn đến bệnh đường tiêu hóa là gì? 

Chắc hẳn nhiều khi bạn thấy những dấu hiệu bất thường của bản thân khi thấy không được khỏe hay có dấu hiệu khác như đau bụng,... mà bạn lại quá bận rộn không có thời gian rảnh để đi khám bệnh. Vậy có lý do nào khiến bạn bị bệnh đường tiêu hóa? 

Những bệnh đường tiêu hóa thường gặp là gì?

Do chế độ sinh hoạt không điều độ, đồng hồ sinh học không hợp lý. 

- Do chế độ ăn uống không đảm bảo, không lành mạnh, ăn thực phẩm bẩn,..

- Do lười vận động, không tập thể dục thể thao thường xuyên khiến cơ thể bị trây ì, chậm chạp. 

- Công việc chồng chất công việc cùng với mưu sinh về đồng tiền khiến bạn luôn rơi vào trạng thái căng thẳng, bị stress,... cũng là một trong những nguyên nhân bị bệnh đường tiêu hóa. 

Xem thêm: Những dấu hiệu khi mắc bệnh xương khớp

Có những bệnh đường tiêu hóa nào? 

Có 5 bệnh thường gặp ở bệnh đường tiêu hóa mà bạn cần biết như: 

1. Viêm loét dạ dày 

Là tình trạng xuất hiện một hay nhiều các vết viêm, loét trên bề mặt niêm mạc dạ dày gây đau đớn cho người bệnh. Đau nóng rát là triệu chứng phổ biến nhất của viêm loét dạ dày tá tràng. Đặc trưng của cơn đau:

Những bệnh đường tiêu hóa thường gặp là gì?

  • Cảm thấy bất cứ nơi nào từ rốn đến xương ức.
  • Từ vài phút đến vài giờ.
  • Đau hơn khi dạ dày trống rỗng.
  • Đau giảm bằng cách ăn các loại thực phẩm nào đó đệm acid dạ dày hoặc bằng cách dùng thuốc giảm acid.
  • Biến mất và sau đó trở lại trong một vài ngày hoặc vài tuần.

2. Bệnh táo bón 

Táo bón xảy ra khi bạn đi đại tiện ít hơn ba lần một tuần. Tình trạng này gây khó đi đại tiện, khó thải phân, phân cứng hoặc khô. Ngoài ra bạn còn có các triệu chứng như trướng bụng, chảy máu trong khi đi hoăc sau khi đi đại tiện. Nguyên nhân phổ biến gây táo bón bao gồm không ăn đủ chất xơ, không uống đủ nước, sử dụng một số loại thuốc đặc trị, thường xuyên căng thẳng, không vận động. Táo bón có thể xảy ra trong thai kỳ. Việc tăng mức độ hormone trong thai kỳ có thể làm cản trở hoạt động của hệ thống tiêu hóa.

3. Bệnh viêm đại tràng 

Những bệnh đường tiêu hóa thường gặp là gì?

Khi bề mặt niêm mạc của đại tràng bị viêm nhiễm, tổn thương hoặc tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài có thể sẽ dẫn đến viêm đại tràng. Chứng bệnh này có đặc trưng là rất dễ tái phát và trở nên mãn tính, vì vậy việc điều trị được dứt điểm là điều rất khó khăn.

Đây là tình trạng do các rối loạn tiêu hóa mạn tính tái đi tái lại, kéo dài ít nhất 3 tháng mà không làm thay đổi cấu trúc hay yếu tố sinh hóa của dạ dày, ruột. Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh ở người cao tuổi là đau bụng âm ỉ, có khi đau nhiều thành cơn, có cảm giác đầy bụng, sôi, nóng ruột, rối loạn đại tiện. Có trường hợp bệnh nhân bị xen kẽ vừa táo vừa lỏng.

4. Một số bệnh khác thường gặp ở bệnh đường tiêu hóa

Bên cạnh 3 bệnh nêu trên, bạn còn có thể bị bệnh trĩ, trào ngược dạ dày thực quản hay một số bệnh như: 

- Hội chứng ruột kích thích (IBS): Chủ yếu ở phụ nữ trong độ tuổi từ 30-50. Bệnh gây ra các triệu chứng như chuột rút, đầy hơi, phân có nhầy...

- Bệnh celiac: Những người mắc bệnh celiac không thể dung nạp gluten- một loại protein được tìm thấy tự nhiên trong lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch. Khi ăn gluten, hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng bằng cách làm hỏng lớp lót của ruột non. Do thiệt hại này, các chất dinh dưỡng không thể được hấp thụ đúng cách. Bệnh có thể gây tiêu chảy, táo bón, mệt mỏi, hoặc đau bụng và đầy hơi. Nếu không được điều trị, căn bệnh này có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm loãng xương, thiếu máu và ung thư. Điều trị bằng cách tránh gluten trong chế độ ăn uống của bạn.

- Ung thư đại trực tràng: là ung thư trực tràng và đại tràng. Nó thường bắt đầu với một polyp, lâu ngày chúng sẽ phát triển thành ung thư.

- Ung thư ruột kết: Bạn có thể ngăn ngừa mắc ung thư ruột kết bằng phương pháp nội soi đại tràng.

Xem thêm: Tác dụng của tinh chất mầm đậu nành đem lại là gì?

Nếu như bạn đang có cảm thấy cơ thể mình không khỏe cũng như có những biểu hiện của bệnh về đường tiêu hóa, hãy đến cơ sở Y tế gần nhất để khám và được tư vấn chọn mua loại thuốc/ thực phẩm chức năng phù hợp để hỗ trợ tốt nhất nhé.

- +