0933.63.67.61
Tin tức

Hướng dẫn cách tăng lợi khuẩn đường ruột

Đăng ngày 20/01/2021

20
Th01
Hướng dẫn cách tăng lợi khuẩn đường ruột

Lợi khuẩn hay probiotics là những vi khuẩn sống có lợi hoặc các vi sinh vật sống có thể mang lại lợi ích sức khỏe cho vật chủ. Thực tế trong cơ thể con người có rất nhiều lợi khuẩn. Trên thực tế, nhiều người mong muốn tăng lợi khuẩn nhưng vẫn chưa biết cách tăng lợi khuẩn đường ruột như thế nào. Chính vì thế, hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể hơn qua bài viết dưới đây để hiểu hơn về cách tăng lợi khuẩn nhé.

Lợi khuẩn có ở những đâu?

Ở đường ruột của một cơ thể khoẻ mạnh tập trung rất nhiều vi khuẩn. Người ta gọi đó là hệ vi khuẩn đường ruột mà trong đó có 85% là vi khuẩn có lợi và 15% là vi khuẩn gây hại.

Ruột già là nơi sinh sống của rất nhiều vi khuẩn Bifidobacterium – lợi khuẩn Probiotics, chúng có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của vi khuẩn có lợi này là dễ bị tiêt diệt bởi acid dạ dày nên hầu như rất ít men vi sinh có chủng này. Để khắc phục những yếu điểm của Bifidobacterium, các chủng BTLK Bacillus bền với nhiệt độ, chịu được acid dạ dày và ngay cả khi cơ thể đang sử dụng kháng sinh.

Hướng dẫn cách tăng lợi khuẩn đường ruột

Theo các nghiên cứu cho thấy, vi khuẩn có lợi được tìm thấy ở rất nhiều bộ phận trong cơ thể bạn. Cơ thể khi sinh ra chứa rất nhiều vi khuẩn có ích cho sức khỏe. Thế nhưng do quá trình ăn uống, môi trường sống, sử dụng thuốc… mà các vi khuẩn có lợi bị chết dần đi, các hại khuẩn ngày càng trỗi dậy.

Bên cạnh sự có mặt tại cơ thể, vi khuẩn có lợi còn có trong một số loại thực phẩm và những sản phẩm bổ sung. Một số loại thực phẩm có probiotic như: kefir, bắp cải thái nhỏ đã được lên men, đậu tương lên men, kim-chi, trà lên men, dưa muối, phô-mai lên men…Các sản phẩm bổ sung chứa lợi khuẩn như: bào tử lợi khuẩn pregmom, bào tử lợi khuẩn colon, BTLK Ovax,…

Thực chất, trong các sản phẩm bổ sung hay thực phẩm chức năng có chứa probiotic, thì những con vi khuẩn có lợi đã được phân lập. Cụ thể là chúng được tách ra khỏi thực phẩm vẫn thường hay chứa chúng (như sữa chua, rau thịt lên men…) hay thậm chí từ ruột người. Các nhà nghiên cứu, nghiên cứu tác dụng của chúng, rồi nuôi giữ, nếu có tác dụng sức khỏe tốt sẽ được nhân giống lên trên thực phẩm hoặc trong phòng thí nghiệm, cuối cùng thu hoạch và cho vào các sản phẩm chức năng.

Xem thêm: Lợi khuẩn đường ruột là gì?

Tại sao cần tăng lợi khuẩn đường ruột?

Như đã biết, bình thường trong ruột có một hệ vi khuẩn chí bao gồm cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại để đảm bảo cho hoạt động sinh lý của ruột và của cơ thể, đảm bảo cho cơ thể chống mọi vi khuẩn gây bệnh. Khi hệ vi khuẩn trong ruột cân bằng với tỷ lệ chuẩn 85% vi khuẩn có lợi và 15% vi khuẩn gây hại thì sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt và ổn định. Nhưng khi tỷ lệ này bị mất cân bằng sẽ gây ra hàng loạt vấn đề bất thường ở hệ tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng,... 

Nếu như trước đây, sử dụng kháng sinh được xem như giải pháp “độc tôn” khi gặp các vấn đề tiêu hóa mặc cho chúng có rất nhiều hạn chế, thì ngày nay việc bổ sung lợi khuẩn với một lượng lớn để tiêu diệt vi khuẩn có hại gây bệnh đường tiêu hóa đã dần trở thành biện pháp không thể thiếu trong phác đồ điều trị các bệnh lý về tiêu hóa. Lợi khuẩn sinh ra các chất ức chế phát triển vi khuẩn có hại đồng thời cạnh tranh vị trí và nguồn dinh dưỡng của các vi khuẩn gây bệnh, nhờ đó hại khuẩn bị đào thải khỏi đường ruột. Bên cạnh đó, lợi khuẩn còn giúp hoạt hóa đại thực bào, kích thích tế bào mô sản xuất IgA – kháng thể đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Tính đến thời điểm hiện tại, đã có không ít công trình nghiên cứu khoa học về việc sử dụng các chủng lợi khuẩn đặc hiệu để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa. Trong đó, các lợi khuẩn như bacillus clausii, bacillus subtilis, bifido, lactobacillus… đã được WHO chứng nhận về tác dụng và tính an toàn khi sử dụng. Tuy nhiên, trong số đó chỉ có lợi khuẩnBacillus subtilis là có công dụng nổi trội hơn cả. 

Xem thêm: Tác dụng của gạo lứt với sức khỏe con người

Làm thế nào để tăng lợi khuẩn đường ruột?

Theo TS. Nghiêm Nguyệt Thu, Trưởng khoa Dinh dưỡng – Tiết chế, Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho biết, sự đa dạng và phong phú của lợi khuẩn đường ruột sẽ duy trì một cơ thể khỏe mạnh, phòng tránh ung thư. Theo nghiên cứu dinh dưỡng, các loại thực phẩm chứa chất đường bột ở dạng đơn giản sẽ làm giảm tính đa dạng của quần thể vi khuẩn trong ruột.

Các loại thực phẩm này bao gồm sữa nguyên chất với hàm lượng cao chất béo và nước ngọt có đường. Ngoài ra, các loại thuốc cũng gây ảnh hưởng lên sự đa dạng của vi khuẩn đường ruột. Theo đó, các loại thuốc kháng sinh, thuốc điều trị tiểu đường và thuốc kiểm soát axit dạ dày đang ảnh hưởng tiêu cực lên quần thể lợi khuẩn. Hút thuốc và một cơn đau tim cũng được tìm thấy là nguyên nhân của sự giảm đa dạng vi sinh vật đường ruột.

Hướng dẫn cách tăng lợi khuẩn đường ruột

Cũng theo TS Nghiêm Nguyệt Thu, trong ruột của mỗi người chúng ta chứa hàng nghìn tỷ vi sinh vật mà các bác sĩ gọi là lợi khuẩn đường ruột. Theo các chuyên gia tiêu hóa, các vi khuẩn đường ruột đóng vai quan trọng trong việc xác định bạn sẽ khỏe mạnh hay mắc bệnh. Một liều thuốc kháng sinh có thể để lại hậu quả rối loạn vi khuẩn đường ruột suốt 1 năm sau đó. Do vậy muốn cơ thể khỏe mạnh, cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, đặc biệt là thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa và đường ruột khỏe mạnh, tăng cường vi khuẩn có lợi.

Một thìa sữa chua mỗi ngày có thể mang lại những điều kỳ diệu cho sức khỏe, đặc biệt là đường ruột. Sữa chua là thực phẩm lành mạnh vì nó có chứa probiotic – vi khuẩn sống có lợi giúp trung hòa vi khuẩn có hại và hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả. Chuối chứa nhiều chất dinh dưỡng như xơ cao, vitamin C, kali và mangan dồi dào và là nguồn vitamin B6 dồi dào. Chuối không chỉ giàu năng lượng mà còn giúp giảm trướng bụng đầy hơi, giảm táo bón, hỗ trợ tiêu hóa dễ dàng. Măng tây có chứa Inulin – chất xơ hoạt động như một chất tiền sinh học, một loại chất dinh dưỡng nuôi dưỡng các vi khuẩn thân thiện trong đường tiêu hóa.

Ăn tỏi thường xuyên sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của vi khuẩn Lactobacilli có lợi cho đường ruột, tạo ra a-xít lactic – một thành phần cấu tạo nên vi khuẩn thân thiện với đường ruột. Bên cạnh đó, tỏi cũng là thực phẩm hàng đầu chống ung thư và tăng cường miễn dịch. Yến mạch không chỉ giàu chất xơ, rất tốt cho tiêu hóa, nó cũng chứa beta-glucans, carbohydrate… đây là những dưỡng chất có lợi cho sức khỏe và là nguồn thức ăn dồi dào cho các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Gạo lứt, gạo nâu là một nguồn tốt của carbohydrate, chất xơ dễ tiêu hóa giúp ngăn ngừa tình trạng đầy bụng, táo bón và tiêu chảy.

Hi vọng qua những chia sẻ trên của DLC Care, chúng tôi mong rằng các bạn đã biết cách tăng lợi khuẩn đường ruột thật hiệu quả và đúng cách nhé.

- +