1. Kinh lạc và những cơ sở khoa học
Thiên Kinh biệt sách Linh khu viết: "Con người có 12 kinh mạch; khoẻ mạnh bình an hay đau ốm bệnh tật đều bắt nguồn từ đó cả." Đoạn kinh văn trên cho thấy không chỉ phản ánh trạng thái bệnh lý của cơ thể, mà còn có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh.
Thực tế đã chứng minh, 12 kinh mạch cơ thể con người vừa có tính mẫn cảm cao vừa có trở kháng thấp nên dễ dẫn truyền khi gặp kích thích điện. Ngay từ xa xưa, tổ tiên người Trung Quốc đã sớm nhận ra hiện tượng này và gọi là "đắc khí". Một khi tác động vào đúng kinh lạc, huyệt vị, dòng diện sinh học lập tức sẽ gây nên cảm giác mỏi tê, trướng, chạy,.v.v.
Phương pháp thường dùng và hiệu quả nhất để thông qua kinh lạc phát hiện chỗ bất ổn trong cơ thể thì tìm "điểm đau", Kinh lạc học gọi là hiện tượng này là " Khí đến nơi có bệnh". Khi châm cứu hoặc điểm huyệt để trị bệnh, thao tác gây cảm giác "đắc khí" luôn đem lại hiệu quả cao hơn rất nhiều so với thao tác không gây cảm giác "đắc khí". Điều này minh chứng cho sự tồn tại khách quan của kinh lạc cũng như hiệu ứng điện sinh học của nó.
Trên thực tế, hệ thống kinh lạc lấy 12 kinh mạch làm trung tâm để điều khiển toàn bộ cơ thể, 12 kinh mạch này chia cơ thể thành 12 vùng, mỗi vùng do một mạch phụ trách. Mỗi kinh mạch lại liên kết với một cơ quan nội tạng riêng. Do đó, mọi bộ phận trong cơ thể người đều có mối quan hệ mật thiết với hệ thống kinh lạc.
Sinh lý học bệnh lý kinh lạc cho rằng kinh lạc phản ánh bệnh. Bất kỳ sự bất thường nào của kinh mạch cũng đều được thể hiện ra bên ngoài thông qua những hội chứng tương ứng. Nói chung, khí huyết ngưng trệ sẽ gây nên các chứng thực như: đỏ, sưng, nóng, đau (còn những biểu hiện như tê bại cục bộ, da dẻ khô nhăn, suy yếu chức năng, v.v là thuộc chứng hư). Khi kinh lạc không đủ dương khí sẽ sinh ra chứng sợ lạnh, kỵ rét (dương hư tắc hàn). Còn khi kinh lạc không đủ âm khí mà dương khí quá mạnh sẽ khiến tay chân nóng sốt, tâm trạng bực bội ) âm hư nội nhiệt hoặc sốt toàn thân. Tóm lại, các chứng hư, thực, hàn, nhiệt đều bắt người từ tình trạng mạnh, yếu của khí huyết âm dương trong kinh lạc.
Bên cạnh những thủ pháp điều chỉnh kinh khí, các món ăn, thuốc uống mà chúng ta sử dụng hàng ngày cũng có thể thông qua khí quyết tác động đến các kinh mạch, phủ tạng tương ứng nhằm điều chỉnh âm dương hư thực trong chúng, từ đó tạo nên hiệu quả trị liệu. Ví dụ: vị chua vào Can kinh, vị mặn vào Thận kinh, vị ngọt vào Tỳ kinh, vị cay vào Phế kinh, vị đắng vào Tâm kinh.
Ngoài ra, kinh lạc còn có chức năng kiểm soát hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể và được dùng để chẩn trị các loại bệnh tật. Trong điều kiện bình thường, mọi chức năng sinh lý của cơ thể như hô hấp, tuần hoàn, tiêu hoá, trao đổi chất, .v.v đều do kinh lạc quản lý. Khi cơ thể bị bệnh, kinh lạc vừa có tác dụng phản ánh bệnh vừa được dùng để cho sức khoẻ khoẻ lên.
ST